Lịch sử Loạn_luân

Bảng liệt kê các hôn nhân cận huyết bị cấm từ cuốn sách The Trial of Bastardie của William Clerke. Luân Đôn, 1594

Thời cổ đại

Vua Maya Shield Jaguar II với người vợ là cô của mình, Lady Xoc. năm 709

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, anh em họ có cùng họ (những người có liên quan đằng nội) không được kết hôn, trong khi những người có họ khác nhau (tức là anh em họ đằng ngoại hoặc con bác con cô) được phép kết hôn.[21]

Một số Pharaon Ai Cập lấy anh chị em con chú con bác và có vài người con với họ. Ví dụ, Tutankhamun lấy người em con chú Ankhesenamun, và ngay bản thân ông ta là con của một hôn nhân cận huyết giữa Akhenaton và một người em ruột không rõ tên. Việc lấy anh em họ trong xã hội Ai Cập thời đó được áp dụng rộng rãi trong suốt giai đoạn Graeco-Roman. Hàng loạt các văn bản viết trên giấy cói và thống kê nhân khẩu thời La Mã cho thấy nhiều cặp vợ chồng là anh chị em ruột có chung cả cha và mẹ.[22][23][24][25] Quan hệ loạn luân nổi tiếng nhất xảy ra dưới triều đại Ai Cập thuộc Hy Lạp; Cleopatra VII kết hôn với em trai mình, Ptolemaios XIII, trong khi cha mẹ của bà, Cleopatra VPtolemaios XII, là anh chị em ruột.

Câu chuyện về Oedipus, với chủ đề loạn luân vô tình giữa mẹ và con, kết thúc trong thảm hoạ và cho thấy những cấm kỵ loạn luân trong thời cổ đại khi Oedipus bị trừng phạt vì những hành động loạn luân bằng cách tự chọc mù mắt. Trong "phần tiếp theo" của Oedipus, Antigone, bốn đứa con của Oedipus cũng bị trừng phạt vì hôn nhân loạn luân của cha mẹ họ. Loạn luân xuất hiện trong chuyện kể về sự ra đời của Adonis được chấp nhận rộng rãi, khi mẹ ông, Myrrha đã cải trang thành một gái mại dâm và quan hệ tình dục với cha mình-Cinyras- trong một lễ hội.

Trong thời Hy Lạp cổ đại, vua Sparta Leonidas I, anh hùng huyền thoại của trận Thermopylae, đã kết hôn với cháu gái của mình, Gorgo, Nữ hoàng của Sparta, con gái của người anh cùng cha khác mẹ Cleomenes I. Pháp luật Hy Lạp cho phép kết hôn giữa anh và em gái nếu họ có các bà mẹ khác nhau. Ví dụ, một số tác giả nói rằng Elpinice đã có thời gian kết hôn với người anh cùng cha khác mẹ của mình Cimon.[26]

Loạn luân được Vergilius nhắc đến và phê phán trong cuốn sách Aeneis Book VI:[27] hic thalamum invasit natae vetitosque hymenaeos; "Người này đã xông vào buồng của con gái mình và thực hiện một hành vi tình dục bị cấm".

Luật La Mã cấm hôn nhân cận huyết trong phạm vi 4 đời[28] nhưng không có mức độ gần gũi liên quan đến hôn nhân. Luật La Mã cấm bất cứ cuộc hôn nhân nào giữa cha mẹ và con cái.[28] Việc nhận con nuôi được coi là giống như mối quan hệ gần gũi với việc cha nuôi không thể kết hôn với một người con gái hoặc cháu gái nuôi ngay cả khi việc nhận con nuôi đã bị hủy bỏ.[28] Các cuộc hôn nhân loạn luân bị coi thường và bị coi là "nefas" (chống lại luật pháp của các vị thần và con người) trong thời kỳ La Mã cổ đại. Trong năm 295, việc loạn luân đã bị cấm đoán với một sắc lệnh của hoàng đế, chia khái niệm incestus thành hai dạng không cân bằng với nhau: incestus iuris gentium được áp dụng cho cả người La Mã và người không phải người La Mã trong Đế chế, và incestus iuris civilis, chỉ áp dụng đến công dân La Mã. Do đó, một người Ai Cập có thể kết hôn với cô ruột của mình, nhưng một người La Mã thì không thể. Mặc dù hành vi loạn luân là không được chấp nhận được trong Đế quốc La Mã, có tin đồn rằng Hoàng đế La Mã Caligula đã có quan hệ tình dục với cả ba chị em của mình (Julia Livilla, Drusilla, và Agrippina con).[29] Hoàng đế Claudius, sau khi tử hình vợ trước của mình, kết hôn với Agrippina con, con gái của anh trai, và thay đổi luật để cho phép hôn nhân như vậy, đáng lẽ ra là bất hợp pháp[30]. Trong khi đó luật cấm kết hôn với con gái của chị gái vẫn được Claudius duy trì.[31] Việc cấm loạn luân ở La Mã cổ đại được chứng minh bởi thực tế là các chính trị gia sẽ sử dụng tội loạn luân (thường là những cáo buộc gian dối) như một cách chế nhạo và một biện pháp tước quyền lực chính trị của các đối thủ.

Trong Thần thoại Bắc Âu, có các motif anh chị em ruột lấy nhau, một ví dụ rõ rệt nhất là hôn nhân giữa Njord và em gái kiêm vợ (có lẽ là Nerthus), sinh ra hai con FreyjaFreyr. Loki cũng đã buộc tội hai anh em Freyja và Freyr có quan hệ tình dục với nhau.

Trong Kinh Thánh

Theo Sáng thế ký 20:12 của Kinh Thánh Hebrew, Thượng phụ Abraham và vợ ông, Sarah, là anh chị em ruột, cả hai đều là con của Terah, nhưng với các bà mẹ khác nhau. Theo 2 Samuel, Amnon, con của vua David, đã cưỡng hiếp em cùng cha khác mẹ, Tamar (2 Sa-mu-ên 13).

Trong Sáng thế ký 19:30-38, khi sống trong một khu vực bị cô lập sau khi thành Sodom và Gomorrah bị tàn phá, hai con gái của Lot đã âm mưu và quyến rũ cha mình do thiếu đàn bà để tiếp tục dòng dõi của ông. Vì tình trạng say xỉn, Lot đã "không nhận ra" đứa con lớn của mình, và đêm hôm sau ông lại ngủ cùng với đứa con gái thứ hai. (Sáng thế ký 19: 32-35)

Các nguồn khác

Theo Sách Năm Toàn Xá, Cain cưới người em ruột Awan.[32][33]

Từ thời Trung Cổ trở đi

Carlos II của Tây Ban Nha khi sinh ra đã bị thiểu năng trí tuệ và kém phát triển thể chất vì hôn nhân cận huyết kéo dài hàng thế kỷ trong Gia tộc Habsburg

Nhiều quân chủ quốc gia châu Âu có họ hàng với nhau do các cuộc hôn nhân chính trị, dẫn đến đôi khi các con chú con bác con dì xa (và cả con chú con bác trực hệ) kết hôn. Điều này đặc biệt đúng trong các nhà Habsburg, Hohenzollern, SavoyBourbon. Tuy nhiên, mối quan hệ tình cảm giữa anh chị em ruột, vốn đã được chấp nhận trong các nền văn hoá khác, được cho là đáng ghê tởm. Ví dụ, khi Anne Boleyn và anh trai George Boleyn loạn luân, cả hai anh em đã bị hành quyết vào tháng 5 năm 1536.

Những cuộc hôn nhân cận huyết cũng tồn tại trong các gia tộc hoàng gia của Nhật Bản cổ đại, Triều Tiên,[34] Inca Peru, Hawaii cổ đại, và đôi khi là Trung Phi, MexicoThái Lan [35]. Giống như các pharaoh của Ai Cập cổ đại, các vua Inca đã kết hôn với các chị em của họ. Ví dụ: Huayna Capac là con trai của Topa Inca Yupanqui và em gái kiêm vợ của Inca.[36]

Các cuộc hôn nhân giữa anh chị em đã được ghi nhận ở Nhật Bản cổ đại như cuộc hôn nhân của Hoàng đế Bidatsu và em gái của ông, Hoàng hậu Suiko[37] Hoàng tử Nhật Bản Kinashi no Karu có quan hệ tình dục với em gái Karu no Ōiratsume, mặc dù hành động này được xem là ngu xuẩn.[38] Để ngăn chặn ảnh hưởng của các họ khác, một người em cùng cha khác mẹ của vua Goryeo Dynasty Gwangjong đã trở thành vợ ông vào thế kỷ thứ X. Tên hoàng hậu này là Daemok.[39] Cuộc hôn nhân giữa các anh chị em đã phổ biến ở Ai Cập trong thời kỳ La Mã như một số số liệu điều tra dân số đã cho thấy.[40]

Ở bang Tamil Nadu vùng Nam Ấn Độ, phong tục tập quán phổ biến cho phép nam giới kết hôn với con gái của các chị em gái.[41][42]

Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần khuyến khích hôn nhân nội tộc để tránh nạn ngoại thích.[43] Theo thống kê, trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã diễn ra khoảng 35 cuộc hôn nhân nội tộc, trong đó có trường hợp vua Trần Anh Tông.[44] Hiện nay, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn duy trì tục nối dây cũng là một hình thái phong tục tương tự.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loạn_luân http://www.news.com.au/lifestyle/real-life/the-cas... http://www.news.com.au/national/nsw-act/the-family... http://www.perthnow.com.au/kissing-cousins-ok/stor... http://www.caselaw.nsw.gov.au/action/PJUDG?jgmtid=... http://www.elfri.be/incest-strafbaar http://prayerbook.ca/resources/bcponline/ http://prayerbook.ca/resources/bcponline/kindred-a... http://ancienthistory.about.com/library/bl/bl_text... http://quran.al-islam.com/Targama/DispTargam.asp?n... http://gatesofvienna.blogspot.com/2008/11/gates-of...